Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Hướng dẫn chữa gai đôi cột sống hiệu quả 100% chỉ với cây lá cẩm

Cây lá cẩm có nhiều tác dụng với sức khỏe cũng như chữa bệnh cho con người. Nhiều người kháo nhau, cây lá cẩm  điều trị bệnh gai cột sống rất hiệu quả. Tuy nhiên, chữa gai cột sống bằng lá cẩm có an toàn và đạt kết quả tốt hay không bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm sự thật nhé



Cây lá cẩm có tên khoa học là Peristrophe roxburghiana, tiếng Anh: Magenta plant là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ô rô  – Acanthaceae. Lá cẩm trồng rất dễ dàng và nhanh lớn, ra nhiều lá. Nếu nhà bạn không có vườn, bạn có thể trồng trong chậu và để phía ngoài hành lang hay bậc thềm cửa.

Cây lá cẩm có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái (giảm ho) chỉ huyết (cầm máu). Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân, cơ bị bầm dập. Lá cẩm còn được người dân tộc làm nước để tắm cho trẻ con khỏi rôm sảy.

Vậy chữa gai cột sống bằng lá cẩm như thế nào?

Nguyên liệu cho một ngày

– 1 nắm lá cẩm tươi
– 3 quả trứng gà ta (loại trứng này đảm bảo và có nhiều lòng đỏ)

Cách làm

– Lá cẩm tươi rửa sạch và chia thành 3 nhúm để ăn thành 3 lần, mỗi lần ăn cùng với 1 quả trứng gà luộc lòng đào vào trước bữa ăn chính khoảng 1 tiếng đồng hồ.
– Thực hiện bài thuốc này ngày 3 lần như vậy trong khoảng thời gian là 1 tháng, sau 1 tháng vẫn có thể thỉnh thoảng thực hiện tiếp bài thuốc trị gai cột sống này.

Công dụng

Bài thuốc từ lá cẩm tươi và trứng gà luộc sẽ không khó ăn vì lá cẩm không có vị đặc biệt mà có mùi thơm man mát. Lá cẩm kết hợp với trứng gà luộc lòng đào sẽ giúp giảm cơn đau sau liệu trình sử dụng, đồng thời cũng giúp hạn chế sự tác động của gai xương cũng như bồi bổ cơ thể rất tốt.
Nhiều trường hợp sau khi sử dụng bài thuốc trị gai cột sống này đã đi kiểm tra, chụp x – quang xương cột sống và nhận thấy các gai xương có dấu hiệu giảm rõ rệt.

Như vậy, chữa gai cột sống bằng lá cẩm rất an toàn và có hiệu quả cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng bài thuốc trên. Bên cạnh việc dùng lá cẩm thì chế độ ăn uống giàu canxi, chất xơ và các loại vitamin thiết yếu như D, C,… cùng với chế độ tập luyện hàng ngày thường xuyên đều đặn như bơi lội, đạp xe hay đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ xương khớp.

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Video giới thiệu cách nhân giống cây lá dứa tại gia đình

Cây Lá Nếp Giống thường được nhân giống bằng kỹ thuật tách mầm từ cây mẹ, đưa vào bầu ươm chăm sóc đến khi bộ rễ phát triển đầy đủ, cây khỏe mạnh là có thể đưa ra trồng mới,quá trình này thường cần từ 6 tháng đến 1 năm.

💚 Giống cây Lá nếp ưa ẩm và bóng mát, mức độ chiếu sáng của ánh nắng mặt trời chỉ nên dưới mức 35%. Vì thế khi trồng lấy lá người ta thường che nắng bằng lưới đen. Ở điều kiện ánh sáng thấp cây càng tổng hợp chất diệp lục nhiều, lá trở nên xanh thẫm, chất lượng tốt.
💚 Tại nhà nên trồng cây lá nếp dưới tán các cây khác, chỗ mát và ẩm ướt, cây sẽ phát triển nhanh, cho nhiều lá.
💚 Nên thường xuyên tỉa lá, bỏ lá vàng, lá già để cây phát triển lá non mới. Thường xuyên vun gốc, giữ đất quanh gốc tơi xốp.