Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Bán giống cây lá cẩm, công dụng của lá cẩm


Lá cẩm là một loại thảo dược xuất hiện ở một số tỉnh miền núi nước ta. Cây lá cẩm được sử dụng rất phổ biến và mang lại nhiều tác dụng để bảo vệ sức khoẻ cũng như tạo màu sắc bắt mắt cho nhiều món ăn ngon.


 Lá Cẩm (Peristrophe bivalvis) thuộc loại cây thân thảo, lâu năm, cao khoảng 50 – 100 cm. Thân thường 4 cạnh, có rãnh dọc sâu, cành non có lông, về sau nhẵn. Lá đơn, mọc đối; hình bầu dục hay trứng hoặc thuôn mũi giáo, thường có bớt màu trắng ở dọc gân.
Lá cẩm gồm hai màu chính: Cẩm Đỏ và Cẩm Tím, đây cũng là hai loại được trồng nhiều.

Công dụng của cây lá cẩm

Ở Việt Nam cây Cẩm từ lâu được đồng bào dân tộc dùng để nhuộm màu gạo nếp để nấu xôi ngũ sắc trong các dịp lễ hội. Ngày nay, Lá Cẩm được dùng nhiều để tạo màu thực phẩm tự nhiên cho nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như bánh, thạch, kem, chè, xôi và nhiều món khác.


Trong y học cổ truyền, cây Cẩm được dùng trị lao phổi, khái huyết, ho nôn ra máu, viêm phế quản cấp tính, ỉa chảy, lỵ, ổ tụ máu, bong gân. Tại Trung Quốc, Cẩm được coi là dược liệu có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ huyết, chữa viêm họng, thấp khớp, nhiễm trùng đường tiết niệu, kinh phong ở trẻ em, lao hạch, mụn nhọt. Như vậy có thể thấy Lá Cẩm là một loại thảo mộc có nhiều tác dụng quý.

Công ty giống cây trồng Hải Đăng chuyên cung cấp giống cây lá cẩm  và cây giống rau các loại tại Hà nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 01659642916
Web: caycanhhaidang.com

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Cung cấp lá dứa tươi, lá dứa khô, bột lá dứa tại Hà Nội


Lá nếp có mùi thơm ngát, dùng để tạo màu xanh tự nhiên cho các món ăn như xôi, chè, bánh, thạch... Khi làm những món này, mọi người đều bỏ vài lá nếp (lá dứa) thơm vào nồi làm thức ăn có mùi thơm hấp dẫn hơn, màu đẹp hơn. Để tiện lợi hơn, mọi người thường sử dụng bột lá nếp (lá dứa) để vừa tạo vị thơm, vừa tạo màu xanh cốm tự nhiên. Đặc biệt khi làm bánh chưng theo kiểu này, vỏ bánh sẽ có màu xanh đẹp, hương thơm khá hấp dẫn với người ăn. Không chỉ người Việt mới có thói quen dùng lá nếp (lá dứa) nấu ăn mà các cư dân châu Á cũng có nhiều món ăn truyền thống có dùng bột lá nếp


 Cây cảnh Hải Đăng cung cấp giống cây lá dứa và giống cây rau các loại tại Hà nội. Chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 0966446329 - 01659642916
Web: caycanhhaidang.com



Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Bán cây khế ngọt ra quả quanh năm - Cây cảnh hải đăng

Cây khế ngọt –  Tuổi thơ mỗi chúng ta đã quá đỗi quen thuộc với bài ca dao về cây khế. Hiện nước ta đang có hai giống khế trụ cột chính là khế chua và khế ngọt. Quả khế chua thì được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn thì những cây khế ngọt được thực khách yêu thích vì hương vị ngon ngọt mà em nó mang lại.



Khế ngọt tuy chỉ là một nhánh nhỏ trong họ khế có xuất sứ từ Sri Lanka nhưng lại được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á từ rất nhiều năm trước đây. Bên cạnh giống khế chua bản địa của người Việt Nam vốn chỉ được dùng như rau sống hoặc nấu canh. Khế ngọt với hương vị phá cách riêng đã chiếm được cảm tình của nhiều người và đang dần trở thành loại khế được trồng nhiều nhất tại nước ta hiện nay. Vì quá phổ biến nên để nâng cao chất lượng thành phẩm các nhà khoa học nước ta đã rất tích cực cho ra đời nhiều giống khế ngọt cho quả to hơn và thơm ngon hơn.
Đặc điểm của giống cây khế ngọt
 Cây khế thuộc dạng cây bụi cao, thân gỗ thân gỗ phân cành thấp.  kép dài khoảng 40cm. Hoa khế màu hồng có dạng hình sao nhỏ li ti mọc thành chùm màu trắng rất đẹp, xuất hiện tại nách lá hoặc đỉnh cành. Cây khế có nhiều cành, chiều cao trung bình của cây khoảng 4m. Quả khế thuộc dạng quả táo ( dạng quả nạc, có nhiều hạt ) có 5 múi, ăn giòn, vị chua hay ngọt. Khi còn non thì màu xanh, khi chín thì ngả dần sang màu vàng trông như sắp rụng. Cây khế ngọt ngoài việc trồng để ăn quả thì cây khế ngọt còn được trồng để làm cảnh khá đẹp mắt.
 Giá trị dinh dưỡng của khế ngọt
Khế ngọt ăn tươi như các loại trái cây khác hay còn được dùng riêng để lám mứt, nước quả, … có tính nhuận trường, khích thích ăn ngon miệng hơn và giải nhiệt vào mùa hè. Trong khế ngọt có hàm lượng vitamin C khá cao ( khoảng 25 – 40 mg/100 g thịt quả ), lượng carotene ( vitamin A ) thì vào khoảng 25 – 35 calo/100g phần ăn được.
 - Cây giống Khế ngọt được nhân giống vô tính, với đặc tính của nhân giống vô tính cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ
- Cây Khế ngọt nhân giống vô tính cho cây giống với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định, cây nhanh ra trái
- Cây Khế ngọt nhân giống vô tính cho cây giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao
- Cây Khế ngọt giống có chiều cao từ 50-60cm
 Khoảng cách tham khảo 4x5m hoặc 5x5m cho 1 cây
 Sau 12 tháng

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Hướng dẫn chữa gai đôi cột sống hiệu quả 100% chỉ với cây lá cẩm

Cây lá cẩm có nhiều tác dụng với sức khỏe cũng như chữa bệnh cho con người. Nhiều người kháo nhau, cây lá cẩm  điều trị bệnh gai cột sống rất hiệu quả. Tuy nhiên, chữa gai cột sống bằng lá cẩm có an toàn và đạt kết quả tốt hay không bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm sự thật nhé



Cây lá cẩm có tên khoa học là Peristrophe roxburghiana, tiếng Anh: Magenta plant là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ô rô  – Acanthaceae. Lá cẩm trồng rất dễ dàng và nhanh lớn, ra nhiều lá. Nếu nhà bạn không có vườn, bạn có thể trồng trong chậu và để phía ngoài hành lang hay bậc thềm cửa.

Cây lá cẩm có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái (giảm ho) chỉ huyết (cầm máu). Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân, cơ bị bầm dập. Lá cẩm còn được người dân tộc làm nước để tắm cho trẻ con khỏi rôm sảy.

Vậy chữa gai cột sống bằng lá cẩm như thế nào?

Nguyên liệu cho một ngày

– 1 nắm lá cẩm tươi
– 3 quả trứng gà ta (loại trứng này đảm bảo và có nhiều lòng đỏ)

Cách làm

– Lá cẩm tươi rửa sạch và chia thành 3 nhúm để ăn thành 3 lần, mỗi lần ăn cùng với 1 quả trứng gà luộc lòng đào vào trước bữa ăn chính khoảng 1 tiếng đồng hồ.
– Thực hiện bài thuốc này ngày 3 lần như vậy trong khoảng thời gian là 1 tháng, sau 1 tháng vẫn có thể thỉnh thoảng thực hiện tiếp bài thuốc trị gai cột sống này.

Công dụng

Bài thuốc từ lá cẩm tươi và trứng gà luộc sẽ không khó ăn vì lá cẩm không có vị đặc biệt mà có mùi thơm man mát. Lá cẩm kết hợp với trứng gà luộc lòng đào sẽ giúp giảm cơn đau sau liệu trình sử dụng, đồng thời cũng giúp hạn chế sự tác động của gai xương cũng như bồi bổ cơ thể rất tốt.
Nhiều trường hợp sau khi sử dụng bài thuốc trị gai cột sống này đã đi kiểm tra, chụp x – quang xương cột sống và nhận thấy các gai xương có dấu hiệu giảm rõ rệt.

Như vậy, chữa gai cột sống bằng lá cẩm rất an toàn và có hiệu quả cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng bài thuốc trên. Bên cạnh việc dùng lá cẩm thì chế độ ăn uống giàu canxi, chất xơ và các loại vitamin thiết yếu như D, C,… cùng với chế độ tập luyện hàng ngày thường xuyên đều đặn như bơi lội, đạp xe hay đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ xương khớp.

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Video giới thiệu cách nhân giống cây lá dứa tại gia đình

Cây Lá Nếp Giống thường được nhân giống bằng kỹ thuật tách mầm từ cây mẹ, đưa vào bầu ươm chăm sóc đến khi bộ rễ phát triển đầy đủ, cây khỏe mạnh là có thể đưa ra trồng mới,quá trình này thường cần từ 6 tháng đến 1 năm.

💚 Giống cây Lá nếp ưa ẩm và bóng mát, mức độ chiếu sáng của ánh nắng mặt trời chỉ nên dưới mức 35%. Vì thế khi trồng lấy lá người ta thường che nắng bằng lưới đen. Ở điều kiện ánh sáng thấp cây càng tổng hợp chất diệp lục nhiều, lá trở nên xanh thẫm, chất lượng tốt.
💚 Tại nhà nên trồng cây lá nếp dưới tán các cây khác, chỗ mát và ẩm ướt, cây sẽ phát triển nhanh, cho nhiều lá.
💚 Nên thường xuyên tỉa lá, bỏ lá vàng, lá già để cây phát triển lá non mới. Thường xuyên vun gốc, giữ đất quanh gốc tơi xốp.



Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Trổ tài làm thạch lá dừa lá dứa đãi cả nhà nào

Món thạch dừa lá dứa hai màu sẽ cuốn hút bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi vẻ thanh mát và đẹp mắt của nó. Cùng làm thạch dừa lá dứa với chúng tôi nha

Làm thạch dừa lá dứa các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau
lam-thach-dua-la-dua-mat-lanh-1
1,8l nước dừa
50ml nước cốt lá dứa
250g đường
1 gói bột rau câu
Cách làm thạch dừa lá dứa
  • 1
    Trộn đều phần bột rau câu với đường
    lam-thach-dua-la-dua-mat-lanh-2
  • 2
    Nước dừa lọc qua rây cho hết cặn. Lấy 1/2 phần nước dừa cho vào nồi sạch đun sôi.
    lam-thach-dua-la-dua-mat-lanh-3
  • 3
    Nước dừa sôi thì bạn đổ 1/2 phần hỗn hợp đường + bột rau câu vào, sau đó đun cho sôi tiếp để hỗn hợp bột tan hết thì bắc ra.
    lam-thach-dua-la-dua-mat-lanh-4
  • 4
    Đổ thạch ra khuôn, để nguội cho thạch đông lại.
    lam-thach-dua-la-dua-mat-lanh-5
  • 5
    Hòa tiếp phần nước dừa còn lại với nước lá dứa. Sau đó đặt lên bếp đun sôi.

  • 6
    Khi hỗn hợp lá dứa vừa sôi, bạn đổ ngay hỗn hợp đường bột rau câu còn lại vào, khi hỗn hợp sôi trở lại thì tắt bếp ngay. Đừng để hỗn hợp sôi kỹ phần lá dứa sẽ bị kết tủa.
    http://caycanhhaidang.com/giong-cay-trong/cay-giong-rau/rau-tao-mau-huong-vi/
  • 7
    Khi lớp thạch màu trắng đã đông lại, bạn đổ nước thạch vừa đun lên phía trên, để nguội và thạch chờ đông.
    lam-thach-dua-la-dua-mat-lanh-8
  • 8
    Các bạn để thạch nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh nhé!
    Thạch nước dừa lá dứa có hai màu đẹp mắt với hương vị thơm ngon thanh mát. Cắn một miếng thạch thấy đầy đủ hương vị của nước dừa thoảng hương thơm lá dứa ngọt ngào. Ăn món thạch dừa lá dứa này trong mùa hè nóng thì còn gì ngon bằng.
    lam-thach-dua-la-dua-mat-lanh-9
    Cùng làm thạch dừa lá dứa với chúng tôi nhé! Chúc các bạn thực hiện thành công!

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Ngon tuyệt đồ ăn từ lá dứa

Lá nếp có mùi thơm ngát, dùng để tạo màu xanh tự nhiên cho các món ăn như xôi, chè, bánh, thạch...
* Mời bạn click vào hình ảnh hoặc tiêu đề món ăn để xem cách làm:
Chè trôi nước được làm bằng hạt bột báng nhỏ dai dai, sừng sực, bọc bên trong là viên đỗ xanh bùi bùi, quyện lẫn với mùi thơm của gừng và lá nếp.
Chè trôi nước được làm bằng hạt bột báng nhỏ dai dai, bọc bên trong viên đỗ xanh bùi bùi, quyện lẫn với mùi thơm của gừng và lá nếp.
Nguyên liệu:
- 200 g bột báng màu xanh hoặc màu trắng (trân châu hạt nhỏ)
- 1/4 bát con đỗ xanh đã sát vỏ
- Muối, đường, hành khô
- 2 thìa canh bột năng
- 1 thìa canh bột gạo khô
- Nước cốt dừa: 200 ml nước cốt dừa đóng hộp, 1 thìa nhỏ bột năng, nửa thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng
- Phần nước đường: 1 bó lá nếp, đường nâu hoặc đường cát trắng, gừng
- Vừng rang thơm.
Cốc sữa chua xoài mát lạnh với vị thơm, ngọt của xoài, quyện lẫn với vị chua nhẹ của sữa chua và trân châu dai dai.
Cốc sữa chua xoài mát lạnh với vị thơm, ngọt của xoài, quyện lẫn với vị chua nhẹ của sữa chua và trân châu dai dai.
Nguyên liệu: cho khoảng từ 5-6 cốc như trong hình
- 2-3 quả xoài vừa ăn
- 1/2 bát con trân châu hạt lớn
- 2 thìa nhỏ hạt é
- Sữa chua, xirô dâu, sữa đặc
- Phần thạch màu xanh: 1 thìa nhỏ bột rau câu dẻo, 3 thìa canh đường cát trắng, 300ml nước lạnh, nước lá nếp xay.
- Bạn có thể tìm mua các nguyên liệu như hạt é, rau câu dẻo, trân châu hạt lớn ở siêu thị hay quầy bán hàng gia vị đồ khô.
Bạn có thể tự làm món bánh phu thê (hay còn gọi là xu xuê) ngon nổi tiếng này ở nhà với nguyên liệu có sẵn và rất dễ làm, cùng thử nhé!
Bạn có thể tự làm món bánh phu thê (hay còn gọi là xu xuê) ngon nổi tiếng này ở nhà với nguyên liệu có sẵn và rất dễ làm, cùng thử nhé!
Nguyên liệu: cho khoảng 15 cái bánh nhỏ
- Phần bột bánh: 200 g bột năng, 1/2 bát con đường cát trắng, 1 bó lá nếp, 370 ml nước lọc, 1/4 bát con dừa bào sợi mỏng, 1 thìa canh dầu ăn
- Phần đỗ xanh: 1/2 bát con đỗ xanh đã sát vỏ, 3 thìa canh đường cát trắng, 1 ống va ni
- Lá nếp để lót bánh hoặc dùng lá dừa
- Khuôn tròn hay khuôn chữ nhật nhỏ.
Miếng thạch giòn, thơm mùi lá nếp và thạch sữa có mùi thơm nhẹ và beo béo của sữa tươi, bạn có thể làm khi nhà có khách hay tiệc nhà, chắc chắn mọi thành viên trong nhà bạn sẽ rất thích đấy.
Miếng thạch giòn, thơm mùi lá nếp và thạch sữa có mùi thơm nhẹ và beo béo của sữa tươi, bạn có thể làm khi nhà có khách hay tiệc nhà, chắc chắn mọi thành viên trong nhà bạn sẽ rất thích đấy.
Nguyên liệu:
- Phần nguyên liệu thạch màu xanh: 1 bó lá nếp, 1 thìa nhỏ bột rau câu, 400 ml nước lạnh, 1/4 bát con đường cát trắng.
- Phần nguyên liệu thạch màu trắng: 1 thìa nhỏ bột rau câu, 400 ml sữa tươi không đường, 1/4 bát con đường cát trắng. Nếu muốn dùng thạch có vị béo hơn bạn có thể pha một nửa phần nước cốt dừa và một nửa là sữa tươi.
Vị thơm của lá nếp, kèm với xôi dẻo, bên trên phủ một lớp dừa bào vụn, ăn kèm với lạc và vừng rang.
Vị thơm của lá nếp, kèm với xôi dẻo, bên trên phủ một lớp dừa bào vụn, ăn kèm với lạc và vừng rang.