Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Khuyến mại khi mua cây lá cẩm thổi xôi ngũ sắc

Giống cây lá cẩm tím, đỏ, lá dứa  hiện có ở http://caycanhhaidang.com/  đã được trồng chậu  ổn định, phát triển nhanh giá rẻ có nhiều lựa chọn cho bạn

Cây giống lá cẩm tím, đỏ, lá dứa  hiện được nhiều người quan tâm bởi dễ trồng, tạo màu thực phẩm an toàn, đẹp mắt . Không những thế cây còn có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp rất hữu ích, hãy cùng chúng tôi trồng và chăm sóc giống cây hữu ích này nhé.




Với mong muốn những người yêu làm vườn ai cũng được sở hữu giống cây trồng đanăng  này. Nhân dịp NOEN 
https://www.facebook.com/VUONCAYGIONG/ khuyến mại tri ân khách hàng.

ChỈ với 100k bạn đã sở hữu 3 màu thật bắt mắt và an toàn:

-       Lá cẩm tím: Tạo màu tím
-       Lá Cẩm đỏ: Tạo màu đỏ
-       Lá Dứa thơm: Tạo màu xanh


Sở hữu cây đa năng này là sự yêu thích của nhiều, hãy cùng https://www.facebook.com/VUONCAYGIONG/ hiện thực hóa ước mơ đó bạn nhé! 

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Mua cây lá cẩm lá dứa giá rẻ ở đâu

http://caycanhhaidang.com/chuyên cung cấp giống cây lá cẩm, lá dứa tại Hà Nội. Cây lá cẩm, lá dứa dùng để tạo mầu cho thực phẩm, rất an toàn và đẹp mắt …….

- Giá bán cây lá cẩm: 50k/bầu 5 -6 cây ( lá cẩm có 3 màu, mỗi bầu trồng 1 màu )


- Giá bán cây lá dứa: 50k/ bầu cây đã trưởng thành



 Thông thường người ta sử dụng lá cẩm tươi, xay nghiền nhỏ, ép lấy nước, bổ sung thêm rượu, muối… dùng nhuộm màu xôi và các loại bánh. Ở dạng phơi khô, lá cẩm vẫn cho màu tím nhưng không đẹp bằng dạng tươi.

Cây có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái (giảm ho) chỉ huyết ( cầm máu). Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm , tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân cơ bị bầm dập.

Địa chỉ lấy hàng tại Hà Nội: Ngách 68/45 Ngõ 68 Nguyễn Văn Linh – Long biên – Hà nội (Ship toàn quốc) Khách hàng mua cây liên hệ với chúng tôi theo số 0966 446 329/ 0165 964 2916


Cách trồng cây lá cẩm trong thùng xốp cực dễ

Ngoài việc chế biến thức ăn, tạo màu cho các loại bánh, Lá cẩm còn được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng chữa các bệnh như ho, viêm phế quản, nhiều đờm…
Cây Lá Cẩm thuộc loại cây ưa ẩm và ưa bóng, nhưng không chịu úng, thường mọc ở ven rừng, núi đá vôi ẩm, gần bờ suối ......



Cây Cẩm sẽ sinh trưởng và phát triển tốt trên loại đất đáp ứng đủ các yếu tố sau:

+ Đất giàu mùn, tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, giàu dinh dưỡng.
+ Đất có độ ẩm cao, dễ thoát nước.

Dưới đây là cách trồng cây Lá Cẩm tại nhà rất hiệu quả.

Cây cẩm rất dễ trồng và chăm sóc. Các bạn có thể tiến hành theo các bước hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Cách trồng

Trộn đất với mùn dừa, sỉ than, phân bón
Chọn những cây sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh để tiến hành trồng

2. Xúc đất vào bầu cây và tiến hành trồng

Ánh sáng: Cẩm thuộc loại cây ưa ẩm và ưa bóng nên trồng dưới chỗ dâm mát hoặc dưới tán cây

3. Chăm sóc:

Sau khi trồng, thường xuyên tưới nước hàng ngày cho cây vào buổi sáng và buổi chiều. Khi cây bén rễ thì bón thúc. Cây được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì lá sẽ nhanh tốt

4. Thu hoạch:

Sau khi trồng 30 - 40 ngày là chúng ta có thể thu hoạch lá cẩm. Loại rau trồng này có thể thu hoạch nguyên cây hoặc chỉ chừa gốc khoảng 10 – 15 cm để thu hoạch lứa sau

Cách dùng cây lá cẩm để chữa bệnh và làm đẹp tại nhà

Cây lá cẩm là loại cỏ thấp sống nhiều năm, cao từ 40-50 cm, tỏa ra nhiều nhánh. Thân nhẵn, đường kính 1-2mm. Quả nang dài 1,5 cm, lá hình trứng, mọc đối, cụm hoa ở ngọn, cánh hoa màu tím nhạt rất đẹp.

Cây  cẩm có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái (giảm ho) chỉ huyết (cầm máu). Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân, cơ bị bầm dập. Lá cẩm còn được người dân tộc làm nước để tắm cho trẻ con khỏi rôm sảy.




Người miền Nam thường sử dụng lá cẩm để nhuộm màu cho thực phẩm hoặc dùng để chế biến các thức ăn vì loại lá này không gây độc.
Ngoài ra, lá cẩm còn có tác dụng làm đẹp, giúp da mặt trở lên mịn màng và nhất là làm giảm độ bóng dầu trên da mặt…
Đặc biệt những bạn gái bị mụn trứng cá khi sử dụng nước lá cẩm để rửa mặt sẽ thấy da mặt sáng lên và giảm mụn đi đáng kể. Cách làm như sau:

Nguyên liệu:

1 bó lá cẩm 1,5l nước
Cách làm:

Rửa sạch bó lá cẩm bằng nước sạch, sau đó cho vào ấm đun nước hay cái nồi sạch. Rồi đổ 1,5l nước sạch đun sôi rồi vặn nhỏ lửa cho âm ỉ khoảng 10 phút sau tắt bếp. Đợi nước ấm gạn lấy 1 lượng nước vừa đủ để rửa mặt như bình thường mà không cần phải rửa lại bằng nước sạch, số nước còn lại có thể để vào để tủ lạnh và dùng dần trong 3, 4 ngày.
Khi đun lá cẩm xong thì nước có màu tím sẫm nếu bạn nấu đặc (cho ít nước khi đun), còn khi bạn cho nhiều nước sẽ có màu đỏ tím. Nhưng theo kinh nghiệm nên nấu đặc sẽ có tác dụng hơn.
Vì loại lá cẩm này khó tìm mua nên có thể phơi khô và dùng dần. Lá cẩm khô nấu lấy nước có màu đỏ tía.

Cách thổi xôi ngũ sắc dễ ẹc từ cây lá cẩm

Với cách nấu xôi ngũ sắc  ngon miệng và ngon mắt được hướng dẫn tỉ mỉ  bởi http://caycanhhaidang.com/ dưới đây chắc chắn bạn sẽ có những đĩa xôi đẹp mắt đấy!

Theo quan niệm, ăn xôi ngũ sắc vào các ngày lễ Tết sẽ đem lại sự may mắn, tốt lành cho cả năm. Hơn nữa, xôi ngũ sắc là cách thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ Tây Bắc. Công thức đồ xôi ngũ sắc đơn giản với những nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm và bổ dưỡng sẽ làm mâm cỗ nhà bạn thêm tươm tất đó.




Nguyên liệu để làm được món xôi ngũ sắc ngon:

Với khoảng 2-2.5 kg gạo nấu xôi bạn cần chuẩn bị những loại lá sau:
1. Màu xanh: 500g lá nếp
2. Màu đỏ: 200g ruột gấc hoăc lá cẩm đỏ
3. Màu tím: 200g lá cẩm tím
4. Màu vàng: 100g nghệ tươi (bột nghệ thì ít hơn)
5. Màu trắng: là xôi nấu như bình thương
6. Nguyên liệu khác: Khuôn làm xôi hình hoa, 1 ít sữa đặc và đường trắng
Bước 1: Làm nước màu để ngâm gạo
Trước tiên làm màu đỏ nhé: Cách làm với lá cẩm đỏ: rửa sạch lá cẩm đỏ rồi cắt khúc cho để vừa nồi (bạn có thể dùng cả lá và cây), đổ thêm 2 lít nước rồi đun sôi. Khi bếp sôi vặn nhỏ lửa để khoảng 10 rồi vớt lá ra, lấy phần nước đã được để nguội. Tiếp theo đổ nước lá cẩm đỏ ra 1 cái chậu nhỏ rồi cho lá cẩm đỏ vào nồi làm tương tự với lá cẩm tím nhé.
Nếu làm xôi đỏ với quả gấc thì bỏ qua bước này nhé! (mình sẽ ngâm gạo xong mới làm màu)
Thứ 3 mình sẽ làm màu xanh: Rửa sạch lá nếp, cho thêm 2lít nước rồi xay bằng máy xay sinh tố hoặc không có máy thì phải vò thật kĩ để ra màu xanh đậm, lọc để lấy nguyên phần nước. (màu xanh hơi khó lên màu nên bạn phải sử dụng nhiều lá nếp và xay, vò kĩ nhé).

Thứ 4 là màu vàng: Giã nhỏ củ nghệ tươi hòa với nước rồi lọc bỏ cặn, chỉ lấy nguyên phần nước (giống như khi nấu cá vậy).
Sau khi đã pha chế xong các loại nước màu. Bạn đãi sạch gạo và chia đều thành 5 phần, đổ lần lượt vào các chậu màu, còn lại xôi trắng thì chỉ ngâm vào nước lọc bình thường thôi. Thời gian ngâm là 6-8 giờ. Ngâm sẵn buổi tối để sáng mình có gạo để nấu ngay. Nếu khi nấu màu đỏ với quả gấc thì bước này thay vì ngâm nước lá cẩm đỏ bạn sẽ ngâm 2 phần gạo trắng nhé
Bước 2:  Đồ xôi ngũ sắc
Sau khi ngâm gạo đủ thời gian, gạo sẽ ngấm màu trông rất đẹp mắt thì chắt sạch nước đi và cho ra 5 rổ riêng biệt để ráo nước. Để xôi thơm mát và ngọt thanh tự nhiên, bạn chế vào mỗi loại gạo 2 thìa cà fê sữa, 1 thìa đường (bạn có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị của gia đình). Nếu nấu xôi gấc đỏ thì trộn ruột gấc là làm sẵn vào 1 phần gạo trắng đã ngâm nhé, còn 1 phần gạo trắng để làm xôi trắng
Vì các loại màu xôi đều là nhuộm nên nếu đồ cạnh nhau sẽ dễ bị phai màu. Do đó để có món xôi ngũ sắc ngon và đẹp mắt thì phải công phu đồ riêng mỗi loại 1 nồi. Nếu bạn có nồi to thì chia thành khu vực riêng và ngăn ở giữa bằng nan tre hoặc vật gì phù hợp để chia tách ra.