Với
cách nấu xôi ngũ sắc ngon miệng và ngon mắt được hướng dẫn tỉ mỉ bởi http://caycanhhaidang.com/ dưới đây chắc
chắn bạn sẽ có những đĩa xôi đẹp mắt đấy!
Theo quan niệm, ăn xôi ngũ sắc vào các ngày lễ Tết sẽ đem lại sự may mắn, tốt lành cho cả năm. Hơn nữa, xôi ngũ sắc là cách thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ Tây Bắc. Công thức đồ xôi ngũ sắc đơn giản với những nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm và bổ dưỡng sẽ làm mâm cỗ nhà bạn thêm tươm tất đó.
Nguyên liệu để làm được món xôi ngũ sắc ngon:
Với khoảng 2-2.5 kg gạo nấu xôi bạn cần chuẩn
bị những loại lá sau:
1. Màu xanh: 500g lá nếp
2. Màu đỏ: 200g ruột gấc hoăc lá cẩm đỏ
3. Màu tím: 200g lá cẩm tím
4. Màu vàng: 100g nghệ tươi (bột nghệ thì ít hơn)
5. Màu trắng: là xôi nấu như bình thương
6. Nguyên liệu khác: Khuôn làm xôi hình hoa, 1 ít sữa đặc và đường trắng
1. Màu xanh: 500g lá nếp
2. Màu đỏ: 200g ruột gấc hoăc lá cẩm đỏ
3. Màu tím: 200g lá cẩm tím
4. Màu vàng: 100g nghệ tươi (bột nghệ thì ít hơn)
5. Màu trắng: là xôi nấu như bình thương
6. Nguyên liệu khác: Khuôn làm xôi hình hoa, 1 ít sữa đặc và đường trắng
Bước
1: Làm nước màu để ngâm gạo
Trước tiên làm màu đỏ nhé: Cách làm với lá cẩm
đỏ: rửa sạch lá cẩm đỏ rồi cắt khúc cho để vừa nồi (bạn có thể dùng cả lá và
cây), đổ thêm 2 lít nước rồi đun sôi. Khi bếp sôi vặn nhỏ lửa để khoảng 10 rồi
vớt lá ra, lấy phần nước đã được để nguội. Tiếp theo đổ nước lá cẩm đỏ ra 1 cái
chậu nhỏ rồi cho lá cẩm đỏ vào nồi làm tương tự với lá cẩm tím nhé.
Nếu làm xôi đỏ với quả gấc thì bỏ qua bước này nhé! (mình sẽ ngâm gạo xong mới làm màu)
Thứ 3 mình sẽ làm màu xanh: Rửa sạch lá nếp, cho thêm 2lít nước rồi xay bằng máy xay sinh tố hoặc không có máy thì phải vò thật kĩ để ra màu xanh đậm, lọc để lấy nguyên phần nước. (màu xanh hơi khó lên màu nên bạn phải sử dụng nhiều lá nếp và xay, vò kĩ nhé).
Nếu làm xôi đỏ với quả gấc thì bỏ qua bước này nhé! (mình sẽ ngâm gạo xong mới làm màu)
Thứ 3 mình sẽ làm màu xanh: Rửa sạch lá nếp, cho thêm 2lít nước rồi xay bằng máy xay sinh tố hoặc không có máy thì phải vò thật kĩ để ra màu xanh đậm, lọc để lấy nguyên phần nước. (màu xanh hơi khó lên màu nên bạn phải sử dụng nhiều lá nếp và xay, vò kĩ nhé).
Thứ 4 là màu vàng: Giã nhỏ củ nghệ tươi hòa với nước rồi lọc bỏ cặn, chỉ lấy nguyên phần nước (giống như khi nấu cá vậy).
Sau khi đã pha chế xong các loại nước màu. Bạn
đãi sạch gạo và chia đều thành 5 phần, đổ lần lượt vào các chậu màu, còn lại
xôi trắng thì chỉ ngâm vào nước lọc bình thường thôi. Thời gian ngâm là 6-8
giờ. Ngâm sẵn buổi tối để sáng mình có gạo để nấu ngay. Nếu khi nấu màu đỏ với
quả gấc thì bước này thay vì ngâm nước lá cẩm đỏ bạn sẽ ngâm 2 phần gạo trắng
nhé
Bước
2: Đồ xôi ngũ sắc
Sau khi ngâm gạo đủ thời gian, gạo sẽ ngấm màu
trông rất đẹp mắt thì chắt sạch nước đi và cho ra 5 rổ riêng biệt để ráo nước.
Để xôi thơm mát và ngọt thanh tự nhiên, bạn chế vào mỗi loại gạo 2 thìa cà fê
sữa, 1 thìa đường (bạn có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị của gia đình). Nếu
nấu xôi gấc đỏ thì trộn ruột gấc là làm sẵn vào 1 phần gạo trắng đã ngâm nhé,
còn 1 phần gạo trắng để làm xôi trắng
Vì các loại màu xôi đều là nhuộm nên nếu đồ
cạnh nhau sẽ dễ bị phai màu. Do đó để có món xôi ngũ sắc ngon và đẹp mắt thì
phải công phu đồ riêng mỗi loại 1 nồi. Nếu bạn có nồi to thì chia thành khu vực
riêng và ngăn ở giữa bằng nan tre hoặc vật gì phù hợp để chia tách ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét